Tái chế giấy – Quy trình tái chế và hơn 20 ý tưởng hô biến giấy cũ

Bạn có tin rằng mỗi phút, hơn 360.000 tờ giấy bị vứt bỏ trên toàn thế giới? Một con số khổng lồ phải không? Nhưng đừng vội bi quan, bởi mỗi chúng ta đều có thể góp phần giảm thiểu con số này bằng một hành động đơn giản: tái chế giấy.

Tái chế giấy không chỉ là tiết kiệm, đó còn là cách chúng ta bảo vệ rừng, giảm ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng và chung tay xây dựng một tương lai xanh hơn. Hãy cùng GEOholiday tìm hiểu chi tiết về lợi ích của việc tái chế giấy, quy trình tái chế chuyên nghiệp và những cách đơn giản để bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

1. Lợi ích của việc tái chế giấy – Món quà cho Trái Đất

Tái chế giấy là quá trình thu gom các loại giấy đã qua sử dụng để làm ra loại giấy tươi mới và có thể dùng được. Có thể nói tái chế giấy cũng chính là việc tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Trong công nghiệp, các loại giấy này được phân loại và trải qua quy trình tiên tiến.

Giống như tái chế rác thải, tái chế giấy bảo vệ môi trường mà chúng ta đang sống. Đồng thời, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng một cách hiệu quả. Cụ thể những lợi ích thiết thực từ hành động tái chế giấy:

1.1. Hạn chế khai thác rừng quá mức

Sản xuất giấy phải dùng đến gỗ. Chặt phá rừng quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của nhiều sinh vật, kể cả con người. Bằng việc tái dùng những loại giấy cũ sẽ hạn chế thấp nhất tình trạng chặt cây phá rừng.

1.2. Giảm lượng khí thải nhà kính

Sản xuất giấy mới tiêu tốn nhiều năng lượng và thải ra một lượng lớn khí CO2. Tái chế giấy giúp giảm đến 64% lượng khí thải so với sản xuất giấy mới, góp phần làm chậm quá trình biến đổi khí hậu

1.3. Giảm thiểu lượng chất thải rắn ra môi trường

Giấy là cũng là một loại chất thải rắn, có thể tái chế tới 6 lần.  Khi xử lý có thể đem đốt hoặc chôn lấp. Với tái chế, chúng ta sẽ tiết kiệm tối đa diện tích đất dùng để chôn lấp.

1.4. Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên

Tái chế giấy chỉ cần khoảng 60% năng lượng so với sản xuất giấy mới. Ngoài ra, tái chế còn giúp tiết kiệm nước, giảm lượng chất thải ra môi trường và giảm thiểu việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.

tai che giay

2. Cách tái chế giấy

Quy trình tái chế giấy chuyên nghiệp với số lượng lớn diễn ra trong từng nhà máy với 5 bước sau:

2.1. Quy trình tái chế giấy trong nhà máy

B1. Chọn lọc và phân loại giấy phế liệu

Các nhà máy tiến hành thu gom giấy cũ rồi phân loại chúng. Sự thật có rất nhiều tạp chất, chất bẩn…bám trên mặt giấy. Nếu không phân loại sẽ khó có thể tái chế tốt. Thêm nữa, phân loại để nếu phát hiện loại giấy nào quá bẩn, cũ không thể tái chế được thì đem đi đốt hoặc làm phân bón.

B2. Thu gom giấy và đưa về nhà máy

Khi đã chọn lọc kỹ lưỡng, giấy phế được có thể tái chế được đóng thành từng khối lớn, lên xe đưa về nhà máy, nơi có đầy đủ các máy móc hiện đại tiến hành làm mới giấy.

B3. Tạo bột giấy và khử mực giấy

Toàn bộ khối lượng giấy vừa thu gom sẽ trải qua quá trình nghiền để tạo bột. Theo đó, công nhận cho giấy vào bồn chúa nước và hóa chất để giúp đánh giấy thành bột. Làm sạch một lần nữa lượng bột giấy này. Mục địch là để loại bỏ hoàn toàn tạp chất nhỏ như nilon và băng keo bằng các lỗ và rãnh.

Tiếp theo, tiến hàng tẩy sạch và tẩy mực nhằm mục đích loại bỏ sạch phần mực và keo dính trước đó.

Bằng việc sử dụng hóa chất như xà phòng sục vào bột để giúp tách mực in, băng dính. Lượng bột sau khi làm sạch hoàn toàn 100% sẽ nổi lên trên mặt nước.

B4. Nghiền giấy, tẩy màu và làm trắng giấy

Kiểm tra kỹ lượng lượng giấy tái chếđã sạch hay chưa. Khi đã đảm bảo hoàn thiện bước 3, quy trình tái chế giấy bước sang công đoạn tiếp theo. Phần bột được nhồi và đập liên tục trong lúc nghiền để làm xơ sợi. Nếu trong bột còn có nhiều xơ sợi lớn, nghiền giấy giúp chúng tơi một cách triệt để. Nếu giấy có màu thì phải dùng hóa chất tẩy để làm trắng giấy như chưa qua sử dụng.

Những hóa chất thường dùng để tẩy trắng giấy là chlorine dioxide, hydrogen peroxide hoặc oxygen. Với những loại giấy có màu nâu như bìa carton thì không cần phải tẩy trắng nữa mà trực tiếp qua bước tiếp theo.

B5. Xeo giấy

Cuối cùng để tạo ra loại giấy tươi mới, chúng ta trải qua bước xeo giấy. Ở bước này, bột giấy hòa cùng với nước rồi dùng khuôn lưới chao qua chao lại phần hỗn hợp này. Rồi lắc nhẹ để bay phần hơi nước.

Khi không còn hơi nước, phần bột giấy đọng lại trên các màng lưới. Sau đó nhanh chóng đưa phần bột giấy này qua một trục ép có bọc bạt để giúp vắt nước trước khi đem phơi.

Đây chính là cách tái chế giấy  diễn ra trong nhà máy. Với người tiêu dùng, chính là chúng ta, khi không có máy móc chuyên dụng, vẫn dễ dàng tái chế giấy tờ cũ ngay tại nhà. Thông tin bên dưới gợi ý cho bạn cách tái chế đơn giản.

2.2. Cách làm giấy tái chế tại nhà

Bất kỳ loại giấy dùng trong nhà hay văn phòng đều có thể tái chế, đó có thể là:

– Giấy carton cứng từ các thùng/bìa cứng cũ

– Giấy báo, tạp chí cũ

– Sổ cái trắng

– Sổ cái màu

– Giấy trắng

– Giấy sách, vở cũ

– Các loại giấy trong văn phòng, tổ chức như giấy note, tập sách, tờ rơi, bản sao trắng/pastel và giấy viết, giấy máy tính trắng hay nhiều sọc, tiêu đề thư và phong bì,…

a. Tái chế giấy báo cũ thành hộp đựng bút

Không cần phải mua hộp đựng bút ngoài tiệm sách. Giờ đây, bạn cũng có thể tận dụng giấy báo để tái chếhộp bút vô cùng đáng yêu. Cách làm rất đơn giản, cuộn từng lớp giấy thành sợi dài rồi lấy kéo dán chúng lại thành hình xoắn ốc. Nếu bạn muốn chúng trông đẹp hơn, hãy tô màu lên. Dùng màu nước và cọ rồi tô bất cứ màu sắc nào mà mình thích. Thật dễ để tái chế thành đồ dùng hữu ích, đúng không?

b. Cách tái chế giấy vụn

Bạn hãy khoan vội vứt đống giấy vụn bị xé nhỏ. Bởi chúng ta cũng có thể tái chế chúng đấy.

Cho hồ nước vào hòa chung với phần giấy vụn ấy. Sử dụng đũa hoặc muỗng để đánh nát giấy và cho thấm hồ keo. Đem hỗn hợp này đi phơi nắng. Khi hỗn hợp bắt đầu khô hơi sệt thì lấy vào để tiến hành tạo hình.

Với hỗn hợp bột giấy trên, bạn có thể tạo thành chiếc ly nhỏ hoặc chậu cây. Sau khi tạo hình, bạn đem đi phơi khô lần nữa. Khi thấy chúng hoàn toàn khô cứng. Lúc này, bạn dùng màu cọ để vẽ màu hoặc trang trí họa tiết theo sở thích.

c. Đồ tái chế từ giấy carton

Ngày nay khi mua sắm online phát triển, thùng giấy carton là vật dụng không thể thiếu trong đóng gói hàng hóa. Thùng giấy carton lớn nhỏ chiếm số lượng không nhỏ trong từng nhà. Để không lãng phí lượng giấy này, bạn tận dụng để chế biến thành những vật sau đây.

d. Tái chế giấy vệ sinh

Giấy vệ sinh cũng là đồ vật quen thuộc. Có nhiều loại giấy vệ sinh sau khi hết phần giấy trắng sẽ còn dư lõi giấy cứng bên trong. Thay vì nhanh chóng vứt chúng, bạn có thể lấy nó để làm đồ ươm mầm cây. Cách thực hiện khá đơn giản. Bạn chỉ cần đặt lõi giấy trong khay nhựa và đổ đầy đất vào bên trong. Sau đó, cho những chồi non vào. Việc làm này nhằm để tạo môi trường sống thuận lợi cho chồi non phát triển.

Ngoài ra, nhiều chị em phụ nữ có giày cao cổ cũng có thể lấy lõi giấy vệ sinh để làm đồ vật có ích. Theo đó, phần lõi này giúp ống giày tránh bị gập. Vì nếu giày cao cổ bị gập, nhất là loại giày da sẽ để lại những nếp gấp xấu xí khi mang đi.

3. Khám phá 20 ý tưởng tái chế giấy nổi bật 2022

 

Ho Lien
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments