In kĩ thuật số – Công nghệ in hiện đại

In kỹ thuật số là phương pháp in ấn hiện đại sử dụng công nghệ kỹ thuật số vào in ấn. Các hình ảnh kỹ thuật số được phân tích và đưa vào in ấn sẽ trực tiếp cho ra các sản phẩm ngay lập tức với số lượng và chất lượng cao. In kỹ thuật số có thể nhanh chóng in ra cùng một hình ảnh ở nhiều tỷ lệ khác nhau hoặc thêm biến thể cho hình ảnh mà không cần nhà thiết kế phải thiết kế nhiều hình ảnh.

cong nghe in ki thuat so

I. Nguyên lý hoạt động của in kỹ thuật số

1. Quy trình in kỹ thuật số

In kỹ thuật số hoạt động bằng cách gửi các giọt mực từ máy in đến một bề mặt đã chọn theo mẫu phù hợp với hình ảnh được xác định trước. Các tệp chứa các hình ảnh khác nhau được chuyển trực tiếp đến máy in, máy sẽ chuyển chúng sang một bề mặt có thể thay đổi từ giấy và bìa cứng đến vải và nhựa.

Bước 1: Chuẩn bị file thiết kế và nhập vào máy in kỹ thuật số.

Bước 2: Chuẩn bị vật liệu in để lắp vào máy in.

Bước 3: Kiểm tra máy in trước khi bắt đầu in.

Bước 4: Tiến hành in tự động.

Bước 5: Sấy khô hoặc đưa qua máy có tác dụng sấy khô hình in.

Bước 6: Cắt hình in ra bằng máy bế hoặc bằng tay, đóng gói giao cho khách hàng.

in ki thuat so

2. Các loại in kỹ thuật số phổ biến

In kỹ thuật số có rất nhiều loại như: in laser, in phun, in UV… Tùy vào chất liệu cần in sẽ có lựa chọn phù hợp. Nhưng dù vậy loại in được sử dụng phổ biến là in phun và in laser.

In phun : Máy in phun sao chép một hình ảnh từ một tệp kỹ thuật số và tái tạo nó trên một vật liệu nhất định. Máy in phun nhiều giọt mực nhỏ trên bề mặt để tạo ra hình ảnh mong muốn. Ngày nay, công nghệ máy in phun thương mại đang thay thế máy in truyền thống tốc độ cao.

Laser : Máy in laser sử dụng tia laser để truyền hình ảnh kỹ thuật số lên bề mặt. Tia laser di chuyển qua lại để tạo ra tĩnh điện trong quá trình in, giải phóng mực đã được làm nóng lên bề mặt.

Máy in phun thường là lựa chọn tốt hơn cho ảnh và tài liệu màu. Máy in laser nhanh hơn nhưng đôi khi đi kèm với chi phí trả trước cao hơn. Tuy nhiên, máy in laser có xu hướng có ROI dài hạn cao hơn máy in phun.

II. Sự khác nhau giữa in kỹ thuật số với các kiểu in khác

1. Ưu và nhược điểm của in kỹ thuật số

uu va nhuoc diem in ki thuat so

Ưu điểm của in kỹ thuật số

  1. Chất lượng: Mặc dù các loại in ấn khác, như offset và in lụa, có thể tạo ra chất lượng tốt, nhưng in kỹ thuật số mang lại kết quả ấn tượng. Không giống như một số phương pháp khác, chất lượng của sản phẩm đầu tiên cũng giống như sản phẩm cuối cùng.
  2. In được trên nhiều loại vật liệu: In kỹ thuật số có thể in được trên hầu hết chất liệu, độ dày mỏng của vật liệu không phải là vấn đề. Bạn có thể in được trên những vật liệu mỏng như giấy hay có độ dày như gỗ, gốm sứ, kính, kim loại,…
  3. Tính linh hoạt: Bạn có thể in ra sản phẩm với mọi kích thước mong muốn, hoặc bạn có thể chia nhỏ hình in ra và dễ dàng ghép lại nếu hình quá lớn không tiện cho việc di chuyển.
  4. In được nhiều hình: Dễ dàng in được nhiều hình khác nhau đồng thời dễ dàng thay đổi bản thiết kế nếu gặp lỗi và có thể in lại ngay lập tức.
  5. Chi phí: Chí phí in bằng kỹ thuật số thấp hơn nhiều lần so với phương pháp kỹ thuật in khác. Ngoài máy in và mực in, không cần thiết bị khác. Phí có thể thay đổi tùy thuộc vào chất lượng mực, độ phức tạp của máy và loại chất nền. Đặc biệt, khi in với số lượng nhỏ thì sử dụng in kỹ thuật này có thể tiết kiệm được một khoảng chi phí đáng kể.
  6. In được màu chuyển sắc: Ưu điểm nổi bật của phương pháp in kỹ thuật số là in được màu chuyển sắc, có độ chính xác cực kỳ cao, giống như thật.
  7. Tốc độ: Quá trình in kỹ thuật số liên quan đến việc truyền mực trực tiếp vào chất nền. Đó là lý do tại sao nó nhanh hơn nhiều so với các tùy chọn in khác. Trừ khi yêu cầu một khối lượng cực lớn, còn lại in kỹ thuật số là quy trình nhanh nhất.
  8. Tính bền vững: In phun kỹ thuật số cắt giảm lượng chất thải vì nó chỉ đưa mực đến các bộ phận cần in. Không giống như in offset, không cần dọn dẹp thiết bị.
  9. Tiết kiệm nhân công: Nhiều xưởng in kỹ thuật số chỉ cần một người đã có thể vận hành trơn tru cả hệ thống. In kỹ thuật số chỉ cần nhấn một vài nút là có thể nhận được kết quả trong vòng vài giây. Nó không yêu cầu bất kỳ kỹ năng hoặc kiến thức đặc biệt nào để hoàn thành công việc, quá trình này hoàn toàn tự động. Do đó, việc in kỹ thuật số rất tiết kiệm chi phí nhân công.
  10. Tiềm năng cao: Có rất nhiều lợi thế của in kỹ thuật số khiến nó trở thành đối tượng nghiên cứu và phát triển liên tục. Do đó cải thiện trải nghiệm người dùng và tối đa hóa khả năng là hướng phát triển tương lai của công nghệ này.

 Nhược điểm của in kỹ thuật số

  1. Chi phí đầu tư lớn: Nhược điểm lớn nhất của phương pháp in kỹ thuật số là chi phí đầu tư máy móc ban đầu khá lớn. Khó lấy lại vốn nếu như không tín toán kỹ chi phí phải bỏ ra và lợi nhuận khi hoạt động.
  2. Không thể in trên một số loại vật liệu: Một số chất liệu khó có thể in bằng phương pháp in kỹ thuật số. Và nếu muốn in trên những vật liệu khó in này cần phải đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại, khá tốn kém.
  3. Không hiệu quả kinh tế khi in số lượng lớn: Khi in số lượng lớn thì in kỹ thuật số có hiệu suất kinh tế kém hơn những phương pháp in khác.

Nhìn chung, in kỹ thuật số rẻ hơn, dễ dàng hơn và linh hoạt hơn so với các phương pháp in khác. Đó là lý do tại sao nó trở nên phổ biến trên toàn thế giới, thay thế các tùy chọn cũ hơn và phức tạp hơn.

2. Ưu và nhược điểm của in offset

Ưu và nhược điểm của in offset

Ưu điểm của in offset

  1. Cho chất lượng in hình ảnh cao rõ nét, màu sắc đẹp hầu như không bị lem bị mờ khi in ấn.
  2. Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng.
  3. Tiết kiệm chi phí cho các công việc thương mại khối lượng lớn.
  4. Các màu bổ sung có thể được thêm vào thông qua mực, chẳng hạn như kim loại như bạc và vàng.
  5. In offset dùng ống bản in loại khắc sẵn thông tin thay cho trống mực trong máy in kỹ thuật số. Và không in trực tiếp mà thông qua một ống cao su ép hình ảnh lên giấy. Nhờ vậy mà tuổi thọ các bản in lâu hơn.

Nhược điểm của In offset

  1. Chi phí cao cho các nhiệm vụ khối lượng thấp và trung bình.
  2. Thiếu tính linh hoạt (nếu có lỗi đánh máy hoặc lỗi, toàn bộ lô sẽ bị hủy hoại).
  3. Vì in offset chỉ sử dụng 1 hệ màu nhất định nên không đa dạng màu sắc
  4. Trong một số trường hợp, in offset có thể là lựa chọn tốt hơn cho các công việc in ấn số lượng lớn mà không có thời hạn chặt chẽ. Tuy nhiên, loại hình in ấn phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của số lượng nhân viên và khách hàng của bạn.

3. Ưu và nhược điểm của in lụa

in lua

Ưu điểm của In lụa:

  1. In lụa có thể ứng dụng trên nhiều vật liệu khác nhau. Từ vải, giấy, ni lông đến gỗ, kim loại tạo nên những hình ảnh đẹp, bắt mắt trên áo, trên tranh, hộp giấy, bao bì hay thiệp cưới.
  2. Trong quá trình in, người thợ có thể chủ động về màu sắc tạo nên những thành phẩm đa dạng về màu, hình ảnh, thông tin.
  3. So với các kỹ thuật in ấn khác thì in lụa có giá thành khá rẻ, phù hợp với “túi tiền” của nhiều đơn vị, doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Nhược điểm của In lụa:

  1. Bản in không đẹp, sắc nét bằng in offset hay in kỹ thuật số vì quy trình in lụa vẫn mang tính chất thủ công, truyền thống.
  2. Không đáp ứng được nhu cầu in nhanh với số lượng nhiều vì quy trình in tốn thời gian và đòi hỏi sự tỉ mỉ.
  3. Chi phí cao cho việc in ấn số lượng ít.
  4. Mỗi đợt chỉ có một thiết kế. Cần phải có nhiều bản thiết kế cho nhiều bản in.
  5. Độ phân giải của hình ảnh thường có chất lượng thấp hơn.

III. Ứng dụng của in kỹ thuật số

Như đã nói ở trên, in kỹ thuật số có thể in được trên rất nhiều loại vật liệu khác nhau nên ứng dụng của nó cũng rất rộng rãi. Dưới đây là 3 lĩnh vực ứng dụng phương pháp in kỹ thuật số nhiều nhất.

1. Lĩnh vực thời trang

Trong lĩnh vực sản xuất quần áo thời trang, có thể áp dụng phương pháp in chuyển nhiệt để in lên vải, quần áo. Chỉ cần đầu tư một máy ép nhiệt và hình cần in là có thể tạo ra những sản phẩm như ý. Hiện nay còn có phương pháp in decal trên quần áo, chỉ cần đặt decal và lấy về ép lên áo là có ngay sản phẩm độc đáo cho các sản phẩm.

in trong thoi trang

2. Lĩnh vực quảng cáo, in ảnh

Phương pháp in kỹ thuật số đóng vai trò hết sức quan trọng trong ngành dịch vụ quảng cáo, truyền thông. Có thể sử dụng máy in kỹ thuật số để in hình ảnh, biển quảng cáo, tờ rơi, poster… Ngoài 2 phương pháp in kỹ thuật số còn sử dụng để in tem nhãn, phiếu bảo hành, name card, thiệp cưới…quang cao in anh

 

3. Một số lĩnh vực khác

In kỹ thuật số còn ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất, đặc biệt, các ngành liên quan đến trang trí và nội thất. Các phương pháp in chuyển nhiệt, in UV, in phun trên các vật liệu kính, gỗ, gốm sứ cũng giúp tạo ra những sản phẩm tuyệt đẹp.

mau in

In kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng. Nhờ tốc độ, hiệu quả chi phí và chất lượng, nó có khả năng khiến các công nghệ in cũ trở nên vô dụng trong tương lai gần nhất. Bằng cách tận dụng tối đa khả năng in kỹ thuật số, bạn có thể tạo ra các sản phẩm và tài liệu tiếp thị chất lượng cao trong khi vẫn giữ vững danh tiếng của một công ty công nghệ cao.

>>>

Ho Lien