Công nghệ in laser ngày càng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng hơn. Vậy in laser là gì? Quy trình in laser lên ly thủy tinh ra sao? Mời bạn cùng theo dõi.
Bằng việc in laser, doanh nghiệp có thể tạo ra được dấu ấn riêng thuộc về thương hiệu thông qua khắc hình ảnh, dòng chữ yêu thích lên món đồ vật nào đó. Đây cũng là cách để làm nên những món quà tặng ý nghĩa cho đối tác, khách hàng. Công nghệ này có gì thú vị và áp dụng cho những chất liệu, bề mặt như thế nào, cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
1. In laser là gì?
In laser là việc sử dụng máy, chiếu các chùm tia laser hội tụ lại thành một điểm. Qua đó làm gia tăng năng lượng đốt cháy bề mặt cần tác động. Từ đây sinh ra nhiệt, với các bước sóng khác nhau có thể khắc hoặc in lên trên các bề mặt và vật liệu khác nhau như: Gỗ, kim loại, da,… Hiện nay các dòng máy in laser đều được kết nối trực tiếp với các vi mạch và chịu sự điều khiển của máy tính.
Theo đó, các phần mềm máy tính chuyên dụng sẽ điều khiển hệ thống trực tiếp, giúp máy in làm việc theo một lập trình có sẵn. Do đó có thể in hình ảnh, khắc hoa văn, họa tiết theo mọi yêu cầu. Các file thiết kế đều được chỉnh sửa dựa trên các phần mềm đồ họa như: Adobe, Photoshop, Corel, Autocard, …
Đặc biệt, công nghệ in này không cần sử dụng đến mực in, đồng thời cũng không gây mài mòn hay trầy xước bề mặt do sự tiếp xúc của dao khắc. Còn đối với quá trình in laser, không trực tiếp tiếp xúc đến sản phẩm gia công, nên không gây nên bất kỳ sự dồn ép hay áp lực nào lên sản phẩm. Không làm thay đổi tính chất vật lý của sản phẩm gia công.
Hiện nay, máy in laser được chia làm 5 dòng khác nhau: Máy in laser dòng Fiber, máy in laser EP, máy in laser DP, máy in laser YAG, máy in laser Co2. Tùy vào chức năng và nhu cầu sử dụng mà chúng được chia làm 5 dòng máy in laser khác nhau.
2. Nguyên lý làm việc của máy in laser
Từ các nguyên tử năng lượng tạo ra ở trên, nhờ vào các gương phẳng, chùm tia hội tụ được điều khiển bằng hệ thống quang học của các máy laser. Từ đó giúp cho các chùm tia này tập trung vào vị trí một cách chính xác nhất theo hình dạng đã được định hình qua bộ vi xử lý của máy vi tính, đồng thời tác động vào bề mặt của sản phẩm cần gia công để tạo ra các hình ảnh hoặc in theo đúng bản vẽ.
Các chùm tia laser mang năng lượng lớn sẽ tạo ra nhiệt tại bề mặt tiếp xúc, khiến cho vật liệu nóng lên và chảy ra hoặc đục tại các lỗ trên vật liệu, tùy vào hệ thống xử lý mà bạn sẽ cài đặt cho việc gia công. Chính vì vậy, máy in laser có thể cho ra những đường khắc, in vô cùng chính xác, đồng thời cũng tinh xảo hơn hẳn phương pháp thủ công truyền thống bằng tay. Không chỉ thế, tốc độ tạo ra thành phẩm của máy in laser cũng nhanh hơn rất nhiều so với các phương pháp khác.
3. Ưu nhược điểm của in laser
Bên cạch các kỹ thuận in ấn hiện đại ngày nay như in lụa hay công nghệ in kỹ thuật số,…thì in laser cũng được ứng dụng phổ biến với những ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm
– Không cần sử dụng đến buồng chân không.
– Không có phóng xạ Rơnghen.
– Không xảy ra trường hợp tích điện trong môi trường.
– Có thể gia công trên tất cả vật liệu: mica, máy khắc dấu, khắc laser kim loại mini, khắc dưa hấu, khắc gỗ, khắc laser trên da,…
– Có khả năng hoạt động trong mọi môi trường khác nhau: Không khí, khí trơ, chân không, lỏng hoặc chất rắn truyền quang đều được.
– Không có sự tác động lực trực tiếp giữa vật liệu và phôi.
– Phù hợp với các công việc in ấn vật liệu ceramic, thủy tinh và các vật liệu bị phá hủy nhanh do nhiệt độ.
– Thời gian tồn tại của xung gia công thấp, vì thế năng suất cao.
– Chế độ in ấn êm hơn các phương pháp khác.
Nhược điểm
Với những ưu điểm nổi bật kể trên, công nghệ in laser đã thuyết phục được tất cả người dùng lựa chọn, đặc biệt trong lĩnh vực in ấn lên ly thủy tinh. Tuy nhiên, in laser vẫn còn một vài nhược điểm sau:
– Cho ra hiệu suất thấp.
– Khó trong việc điều chỉnh công suất
– Khả năng điều chỉnh độ lệch tia không hiệu quả
– Đường kính nhỏ nhất của vị trí in phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng.
– Sự thay đổi phá hủy về nhiệt có ảnh hưởng tới phôi.
– Cần phải xác định chính xác vị trí cần in
– Người dùng cần có kỹ thuật cao, có đầu tư lớn.
– Chi phí in ấn cao.
4. Ứng dụng của in laser
Bởi những điểm đặc trưng, những ưu điểm mà công nghệ in laser mang lại,mà phương pháp này được ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt là trong công nghiệp gia công, kỹ thuật này được sử dụng vào việc in ấn, khắc họa,… các loại vật liệu khác nhau, nhất là vật liệu có độ nóng chảy cao:
– Các rãnh nông, chạm khắc dụng cụ đo và chi tiết thép, khắc logo, slogan trên vật liệu phi kim loại và kim loại hoặc thủy tinh.
– Gia công các chi tiết cực nhỏ, cho phép in ở kích thước rất nhỏ các loại vật liệu như: bề mặt ceramic, polyme mềm mà các phương pháp khác không thực hiện được.
– Nhiệt luyện, phôi cứng các bề mặt bánh răng hoặc bề mặt trụ.
– Cân bằng động lực cho các động cơ chuyển động với các chi tiết yêu cầu độ chính xác cao, đảm bảo không xảy ra lệch tâm của chuyển động quay cân bằng.
– Được dùng để kiểm tra chất lượng các sản phẩm đúc, kiểm tra độ tinh khiết của chất lỏng, khí, sản phẩm điện tử.
– Gia công các vật liệu mỏng, nhất là trong các mạch thích hợp
– Dùng trong công nghiệp dệt may để in và tạo họa tiết cho một hay nhiều lớp vải.
5. Thủy tinh có bề mặt cong có thể khắc laser được không?
Trước đây, công nghệ in laser chỉ có thể áp dụng được cho những đồ vật có bề mặt phẳng, đặt chúng vào bề mặt của máy để in. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, công nghệ có thể áp dụng được cho cả những món đồ thủy tinh như ly cốc, chai, lọ,… đều có dạng hình tròn, hình trụ không thể đặt vào máy in phẳng để khắc, thì người ta phải chế tạo ra những chiếc máy có thể in laser lên những đồ vật dạng hình trụ.
Thiết bị này được thiết kế bằng việc có trục quay tròn để cố định cốc, chai và khi hoạt động chúng sẽ quay tròn để in ấn hình ảnh lên đồ vật theo yêu cầu của khách hàng.
Như vậy có thể thấy rằng công nghệ in ấn laser lên thủy tinh hiện nay có thể áp dụng được với mọi vật dụng bằng thủy tinh.
6. Quy trình in laser trên ly thuỷ tinh
6.1 Tạo hình ảnh
Hình ảnh cần in được chiếu lên bề mặt ống quang. Theo đó, phần tử in sẽ tương ứng với vị trí tín hiệu ánh sáng nhận được trên ống quang dẫn. Nhờ tính đồng nhất của bề mặt ống quang dẫn, phần tử không in (không được chiếu sáng) và phần tử in (được chiếu sáng tích điện trái dấu với nhau và thay đổi sao cho phù hợp với hình ảnh cần in. Vì sử dụng ánh sáng laser nên in laser còn gọi là in tĩnh điện.
6.2 Nhận mực
Kỹ thuật in laser được sử dụng loại mực in đặc biệt để hoạt động. Theo đó, mực có thể ở dạng hạt hoặc dạng lỏng bất kỳ. Theo đó thành phần của mực cũng có nhiều cấu trúc khác nhau, bao gồm pigment mang màu.
6.3 Truyền hình ảnh
Các hạt mực được truyền trực tiếp lên bề mặt, dù cũng có vài kiểu mực phải đi qua hệ thống trung gian theo dạng trục hoặc dây curoa. Nhang mực cũng được truyền trực tiếp vào bề mặt từ ống quang dẫn. Tác động của nguồn điện trái dấu hỗ trợ áp lực tiếp xúc giữa ống quang dẫn và bề mặt, kết quả là các hạt mực bám vào bề mặt vật liệu cần in.
6.4 Ổn định phần tử in
Mực bám trên bề mặt thủy tinh ở dạng hạt sẽ không chắc chắn, đơn vị ổn định phải đảm bảo mực bám chắc trên bề mặt theo hình ảnh cần in. Cách thông dụng là dùng nhiệt độ làm cho mực chảy ra, sau đó dùng áp lực từ lô ép, ép mực bám vào bề mặt thủy tinh, cách này rất hiệu quả và bộ phận này gọi là bộ phận sấy.
6.5 Làm sạch ống quang dẫn
Đầu tiên, mực in sẽ được chùi sạch bằng bàn chải mềm để lấy hết các hạt mực thừa. Tiếp đến chiếu sáng đồng bộ lên mặt ống để trung hòa điện tích. Ống sẽ trở lại với tính đồng nhất và có thể tiếp tục quá trình in ở bước 1.
Bài viết trên đây, GEOholiday đã giải đáp cho bạn “In laser là gì?” cũng như “Quy trình in laser lên ly thủy tinh như thế nào?”. Mong rằng với những chia sẻ này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về phương pháp in laser và áp dụng cho sản phẩm của mình hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi.
- Tái chế giấy – Quy trình tái chế và hơn 20 ý tưởng hô biến giấy cũ - March 28, 2024
- Biến xe tải chở hàng thành nhà di động để đi du lịch gia đình - December 17, 2023
- Cách tận dụng xe tải chở hàng để kinh doanh ăn uống, cafe - December 17, 2023