ISO là gì? Một số loại chứng nhận ISO

ISO là chữ viết tắt của International Organization for Standardization – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Với 165 quốc gia thành viên, ISO là một tổ chức độc lập và phi chính phủ. Trong thương mại và công nghiệp, ISO đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và người dùng. Đối với người dùng, ISO cung cấp tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng và tin cậy của sản phẩm hoặc dịch vụ. Đối với doanh nghiệp, ISO là mục tiêu để đạt được, vì một công nhận ISO tăng niềm tin và thu hút khách hàng. Trong nhiếp ảnh, ISO đề cập đến độ nhạy sáng của máy ảnh, ảnh hưởng đến độ sáng của ảnh chụp. Các tiêu chuẩn ISO phổ biến bao gồm ISO 9000, ISO 9001, ISO 13485, ISO 14001, ISO 20000, ISO 22000, ISO 26000, ISO/IEC 27000, ISO 45001 và ISO/IEC 17025.

Đọc hết bài sau để nắm chi tiết!

1. ISO là viết tắt của từ gì?

ISO là viết tắt của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế – International Organization for Standardization. ISO thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947 và đặt trụ sở Ban Thư ký tại Geneva, Thuỵ Sĩ. 

Nhiệm vụ chính của ISO là thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế trong thương mại và mọi ngành công nghiệp trên thế giới. Đồng thời, nhiều nước cũng đưa các tiêu chuẩn này vào hệ thống pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia.

iso là gì

ISO là viết tắt của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế – International Organization for Standardization

Tính đến 2018, ISO đã có 161 quốc gia thành viên. Kể từ năm 1977, Việt Nam cũng chính thức gia nhập vào tổ chức này. Các thành viên được xếp thành 3 nhóm: 

Hội viên: Cơ quan tiêu chuẩn đại diện ở mỗi quốc gia và có quyền biểu quyết.

Thành viên thường trực: Những quốc gia không có tổ chức tiêu chuẩn. Các thành viên thường trực sẽ được thông báo về công việc của ISO. Tuy nhiên, họ sẽ không tham gia ban hành tiêu chuẩn.

Thành viên đăng ký: Những quốc gia có nền kinh tế nhỏ, phải trả phí thành viên để tham gia vào ISO.

Hiện nay, ISO đã công bố khoảng 20,000 tiêu chuẩn trong nhiều lĩnh vực. Phổ biến nhất là trong ngành sản xuất, công nghệ, thực phẩm, nông nghiệp và chăm sóc sức khoẻ. Để tham khảo hoạt động của ISO, bạn có thể truy cập trang web chính thức của tổ chức này tại https://www.iso.org.

2. Tiêu chuẩn ISO là gì?

Tiêu chuẩn ISO được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Vậy tiêu chuẩn này là gì?

2.1. Định nghĩa

Công việc chính của ISO là xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn. Vậy nên các tiêu chuẩn do tổ chức này ban hành được gọi là tiêu chuẩn ISO. Do được 161/195 nước tham gia, nên có thể nói tiêu chuẩn ISO hiệu lực trên toàn thế giới. 

định nghĩa iso

Tiêu chuẩn ISO được sử dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm

2.2. Mục đích ban hành tiêu chuẩn ISO

Hiểu đơn giản, việc ban hành bộ tiêu chuẩn này là để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương, trao đổi hàng hoá, dịch vụ quốc tế. Các tiêu chuẩn ISO như một thước đo chung cho tất cả doanh nghiệp cùng hướng tới. 

Thử tưởng tượng, mỗi công ty sản xuất theo một tiêu chuẩn riêng thì việc kiểm định chất lượng sẽ mất rất nhiều công sức. Vì vậy, tiêu chuẩn ISO vừa là quy định, vừa là hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng chuẩn mực. 

Nhờ đó, hoạt động giao thương quốc tế diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. Mối quan hệ giữa các đối tác, khách hàng và nhà sản xuất cũng thêm phần tin tưởng nhau. Ngày nay, đáp ứng tiêu chuẩn ISO là điều kiện để doanh nghiệp tham gia thương mại toàn cầu.

2.3. Một số lưu ý khi áp dụng tiêu chuẩn ISO

Trong việc hiểu iso là gì, cần hiểu thêm rằng, về cơ bản, việc thực hiện các tiêu chuẩn ISO là tự nguyện. Tuy nhiên, tổ chức, doanh nghiệp bắt buộc áp dụng đúng tiêu chuẩn ISO nếu khách hàng và đối tác yêu cầu. Bởi nếu không đáp ứng được, đơn vị này có thể đánh mất niềm tin nơi khách hàng và đối tác.

lưu ý khi dùng tiêu chuẩn iso

Xây dựng niềm tin với đối tác, khách hàng thông qua các tiêu chuẩn ISO

ISO là bộ tiêu chuẩn chung và được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Vì vậy, nó cũng là “chìa khoá” để tổ chức, doanh nghiệp hội nhập và kết nối với các đơn vị ở nước ngoài. 

Chẳng hạn, doanh nghiệp trái cây Việt Nam muốn xuất khẩu cho nhà sản xuất nước trái cây ở châu Âu thì phải đáp ứng tiêu chuẩn ISO về chất lượng.

2.4. Quy trình ISO

Việc đưa ra các bước với trình tự cụ thể để tiến hành một hoạt động trong quản lý tổ chức được gọi là quy trình ISO. Lưu ý, các trình tự này phải đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn ISO mà tổ chức đó đang triển khai.

3. Một số loại chứng nhận ISO phổ biến trong các lĩnh vực

Tính đến nay, ISO chính xác đã xây dựng được 22,348 tiêu chuẩn ở hầu hết mọi lĩnh vực. Một số tiêu chuẩn phổ biến đến mức bạn có thể thấy trong các quảng cáo, nhãn hiệu sản phẩm:

3.1. Tiêu chuẩn ISO 9000

Tiêu chuẩn ISO 9000 là gì? Đây là bộ tiêu chuẩn được công bố vào năm 1987, nhằm:

– Giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng và các bên liên quan.

– Giúp doanh nghiệp đạt yêu cầu theo luật định, cũng như các quy định về sản phẩm và dịch vụ.

Tiêu chuẩn ISO 9000

ISO 9000 liên quan đến hoạt động quản lý sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp

Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9000 đề cập đến các nguyên tắc trong hệ thống quản lý chất lượng. Nổi bật trong đó là bảy nguyên tắc quản lý chất lượng cụ thể. Bất kỳ tổ chức nào muốn đạt tiêu chuẩn đều cần phải thoả mãn bộ nguyên tắc này.

3.2. Tiêu chuẩn ISO 9001

Tính đến nay, ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Đây là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng ban hành năm 1987. Đến năm 2015, nó cập nhật và hoàn thiện với phiên bản ISO 9001:2015.

Tiêu chuẩn ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 9001 rất phổ biến hiện nay

Cụ thể, ISO 9001 đưa ra các yêu cầu cho Hệ thống quản lý chất lượng. Ngoài ra, bộ tiêu chuẩn này cũng dùng để đánh giá chứng nhận phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức. Đây cũng là một trong các tiêu chuẩn của khăn lạnh, bao bì các loại hiện nay. 

3.3. Tiêu chuẩn ISO 13485

Để kiểm soát chất lượng trong ngành thiết bị y tế, bạn cần áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 13485. Đây là bộ tiêu chuẩn được ban hành nhằm kiểm soát chất lượng thiết kế, sản xuất, lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị, dịch vụ y tế.

3.4. Tiêu chuẩn ISO 14001

Trong công tác quản lý môi trường, ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi. Cụ thể, nó quy định các yêu cầu cơ bản với hệ thống quản lý môi trường hiệu quả – EMS. Bất kỳ tổ chức nào muốn thiết thập, cải thiện và duy trì hệ thống EMS đều phải sử dụng tiêu chuẩn ISO 14001.

Việc hiểu rõ tiêu chuẩn ISO còn nhằm tích hợp chúng lại với nhau. Cụ thể, các quốc gia thường tích hợp 2 tiêu chuẩn ISO 14001 và ISO 9000. Việc này giúp hoàn thiện bộ tiêu chuẩn và đạt được các mục tiêu của tổ chức tốt hơn.

Tiêu chuẩn ISO 14001

ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi trong công tác quản lý môi trường

>>> Tham khảo: Bao bì tự hủy sinh học là gì

3.5. Tiêu chuẩn ISO 20000

Để quản lý chất lượng hệ thống quản lý dịch vụ (SMS), bạn có thể sử dụng tiêu chuẩn ISO 2000. Đôi khi, tiêu chuẩn này còn được ghi là ISO/IEC 20000-1:2011. Nội dung của nó gồm các yêu cầu cho nhà cung cấp dịch vụ. Dù lên kế hoạch, thiết lập, triển khai, cải thiện,… dịch vụ đều phải tuân theo các yêu cầu trong ISO 20000. 

3.6. Tiêu chuẩn ISO 22000

Thực phẩm là một sản phẩm quan trọng trong đời sống. Vậy vai trò của của tiêu chuẩn ISO 22000 là gì trong lĩnh vực này?

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 quy định các tiêu chuẩn về việc an toàn thực phẩm. Phiên bản cập nhật gần đây nhất (ISO 22000:2018) còn chỉ rõ:

– Một tổ chức cần được chứng minh khả năng kiểm soát các nguy cơ về an toàn thực phẩm.

– Điều này nhằm đảm bảo việc tạo ra các sản phẩm an toàn hơn.

3.7. Tiêu chuẩn ISO 26000

Hiểu iso là gì vẫn chưa đủ, mà phải hiểu thêm về những tiêu chuẩn nhỏ hơn trong đó. Bộ tiêu chuẩn ISO 26000 dùng để đo lường về trách nhiệm xã hội. Thông qua đó, các tổ chức và doanh nghiệp có thể hành động hiệu quả. Cùng với đó, họ cũng có thể chia sẻ các phương pháp hay liên quan đến trách nhiệm xã hội. Dù tổ chức hoạt động trong lĩnh vực gì, quy mô bao nhiêu, toạ lạc ở quốc gia nào,… đều có thể áp dụng tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn ISO 26000

CSR – Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội

3.8.Tiêu chuẩn ISO/IEC 27000

Ngày nay, thông tin giữ vai trò rất quan trọng. Đơn vị nào nắm nhiều thông tin hoặc có được thông tin giá trị sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Ngược lại, doanh nghiệp hay tổ chức nào bị đánh cắp thông tin có thể nhận về thiệt hại to lớn. 

Để giúp các tổ chức bảo vệ an toàn thông tin, ISO đưa ra bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27000. Bộ tiêu chuẩn này sẽ giúp các tổ chức bảo mật chặt chẽ các tài sản vô hình. Bao gồm: 

– Thông tin tài chính

– Sở hữu trí tuệ

– Lý lịch nhân sự

– Thông tin của các bên thứ ba

Có thể nói, bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27000 rất nổi tiếng trong việc quản lý an ninh thông tin – iSMS. Vì vậy, người lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp, cơ sản sản xuất đừng quên đưa tiêu chuẩn này vào thực tiễn nhé.

3.9. Tiêu chuẩn ISO 28000:2007

Các quy định trong tiêu chuẩn ISO 28000:2007 được ban hành nhằm đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng. Lý do là bởi an ninh chuỗi cung ứng liên quan mật thiết với nhiều khía cạnh trong quản lý kinh doanh. Một tác động nhỏ đến an ninh chuỗi có thể tác động lên hàng loạt hoạt động và gây mất kiểm soát tổ chức. 

Tiêu chuẩn ISO 28000:2007

Tác động đến an ninh chuỗi cung ứng có thể tác động lên hàng loạt hoạt động và gây mất quyền kiểm soát toàn bộ tổ chức

3.10. Tiêu chuẩn ISO 30000:2009

ISO 30000:2009 là bộ tiêu chuẩn cho các cơ sở tái chế tàu. Nó bao gồm các yêu cầu đối với hệ thống quản lý. Trong bộ tiêu chuẩn có cả những quy định liên quan đến an toàn và bảo vệ môi trường. Từ đó giúp các cơ sở này hoàn thiện thủ tục, chính sách, đạt được mục tiêu và ngày càng phát triển. 

Các nguyên tắc trong bộ ISO 30000:2009 giám sát xuyên suốt quá trình tái chế tàu, bao gồm:

– Xác định con tàu có thể được tái chế hay không

– Đánh giá các mối nguy hiểm trên tàu

– Thực hiện quy trình tái chế an toàn và thân thiện với môi trường

– Đảm bảo các yếu tố cần thiết cho nhân sự, người lao động

– Lưu trữ các chất thải từ hoạt động tái chế

– …

>>> Đọc thêm: Nhựa sinh học là gì

3.11. Tiêu chuẩn ISO 45001

Ngay cả người lao động cũng cần tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO, đặc biệt là ISO 45001. Tuy mới được ban hành, nhưng bộ tiêu chuẩn ISO 45001 đã được sử dụng rất rộng rãi. 

Đây là bộ tiêu chuẩn cho công tác quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Nhờ vậy, các tổ chức có thể cải thiện an toàn, giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc cho người lao động. 

 Tiêu chuẩn ISO 45001

ISo 45001 là bộ tiêu chuẩn cho công tác quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp

3.12. Tiêu chuẩn ISO 50001:2018

Được biết đến là bộ tiêu chuẩn quản lý năng lượng – EnMS, ISO 50001:2018 hỗ trợ các tổ chức trong lĩnh vực này hoạt động hiệu quả hơn. Việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này sẽ giúp các đơn vị cải tiến liên tục bộ máy quản lý. 

Ngoài ra, ISO 50001:2018 thường được tích hợp với ISO 9001 hay ISo 14001 để quản lý năng lượng dễ dàng hơn. Từ đó nâng cao chất lượng nguồn năng lượng và quản lý môi trường.

3.13. Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025

Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 quy định về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn. Nội dung bộ tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu mà phòng thử nghiệm cần phải đáp ứng. Thông qua đó chứng minh năng lực kỹ thuật và đưa ra kết quả thử nghiệm chuẩn xác, có giá trị sử dụng.

Nội dung tiêu chuẩn ISO 17025 chứa đựng tất cả các quy định trong  ISO 9001 và có bổ sung. Trong 5 phần của bộ tiêu chuẩn, phòng thử nghiệm cần đáp ứng ít nhất 4 phần. Bộ tiêu chuẩn này có thể áp dụng rộng rãi mà không bị ảnh hưởng bởi quy mô, số lượng nhân sự, phạm vi hoạt động,… của phòng thử nghiệm.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025

Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 đảm bảo tính chuẩn xác, an toàn của phòng thực nghiệm

Tiêu chuẩn Mô tả
ISO 9000 Hệ thống quản lý chất lượng trong môi trường sản xuất
ISO 9001 Quản lý chất lượng
ISO 13485 Xây dựng và kiểm soát chất lượng thiết bị y tế
ISO 14001 Quản lý môi trường
ISO 20000 Đánh giá quản lý dịch vụ nhắn tin viễn thông
ISO 22000 Vệ sinh an toàn thực phẩm
ISO 26000 Quản lý bán hàng cho các shop kinh doanh quy mô vừa và nhỏ
ISO/IEC 27000 An toàn thông tin tài sản
ISO 45001 Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
ISO/IEC 17025 Đảm bảo năng lực của các phòng thí nghiệm

4. Tiêu chuẩn HACCP với tiêu chuẩn ISO

Ngoài tiêu chuẩn ISO thì HACCP cũng được sử dụng khá rộng rãi. Hãy cùng tìm hiểu tiêu chuẩn này ngay sau đây.

4.1. HACCP là gì?

HACCP là viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point System. Trong tiếng Việt, HACCP nghĩa là hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn, được ban hành bởi CODEX – Uỷ ban Tiêu chuẩn hoá Thực phẩm. Một số nơi có thể gọi là hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.

HACCP là bộ tiêu chuẩn đánh giá giúp đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. Bộ tiêu chuẩn này được áp dụng với toàn bộ các bước, hệ thống trong quy trình chế biến thực phẩm. 

4.2. Những đối tượng cần áp dụng tiêu chuẩn HACCP

– Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thuỷ sản, thức ăn chăn nuôi

– Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp

– Dịch vụ ăn uống hoặc có liên quan đến thực phẩm, nhà hàng, khách sạn

 tiêu chuẩn HACCP

Dịch vụ ăn uống là đơn vị cần quan tâm đến tiêu chuẩn HACCP

5. Hỏi – đáp về tiêu chuẩn ISO

Chúng tôi mong muốn dành phần này của bài viết để giải đáp một số thắc mắc phổ biến về tiêu chuẩn ISO. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

5.1. Thuốc ISO là gì?

Một điều khá thú vị là thuốc ISO lại không liên quan gì đến tiêu chuẩn ISO. Thay vào đó, ISO là tên viết tắt của Isotretinoin – thuốc điều trị mụn trứng cá. Đây là dược phẩm thuộc nhóm Retinoid. 

Isotretinoin hoạt động bằng cách giảm tiết dầu nhờn trên da. Từ đó giảm bã nhờn gây tắc lỗ chân lông làm nổi mụn trứng cá. 

Lưu ý: Việc mua và dùng Isotretinoin cần phải theo đơn bác sĩ hoặc dưới sự tư vấn của chuyên gia.

5.2. ISO máy ảnh là gì?

Trong nhiếp ảnh, ISO là thuật ngữ chỉ độ nhạy của cảm biến máy ảnh. Nó ảnh hưởng đến độ sáng, tối của bức ảnh. Chỉ số ISO càng cao thì cảm biến càng nhạy, thời gian phơi sáng càng giảm và ngược lại. Tuy nhiên, ISO cao sẽ gây ra nhiễu màu và nhiễu hạt.

“Mẹo” tránh nhiễu: Bạn cần giữ ISO ở mức thấp nhất, rồi mở khẩu độ tối đa và giảm tốc độ cửa chập xuống hết mức có thể. Bạn chỉ nên điều chỉnh ISO khi chụp ảnh trong môi trường thiếu sáng. Ngoài ra, nhiếp ảnh gia cũng điều chỉnh ISO để có những bức ảnh với hiệu ứng đặc biệt.

 ISO máy ảnh là gì?

ISO máy ảnh là chỉ số độ sáng của bức ảnh

5.3. ISO là gì trong hoá học?

Trong hoá học, thuật ngữ ISO chỉ một hợp chất hữu cơ chứa tất cả các nguyên tử Cacbon ngoại trừ một dạng liên tục. Việc thêm tiền tố (yếu tố đứng trước) ISO ngụ ý đây là một hợp chất có chuỗi Cacbon chứa một nhánh.

Kết luận

Tiêu chuẩn này còn giúp việc trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước dễ dàng hơn. Hãy áp dụng hiểu biết về ISO là gì? Một số loại chứng nhận ISO cần thiết để tiêu dùng hoặc vận hành doanh nghiệp, bạn nhé!

Là người tiêu dùng, rất khó để bạn biết được chất lượng hay quy trình sản xuất ra sản phẩm có an toàn, có đạt chuẩn hay không. Chính vì vậy, chứng nhận này là một “dấu hiệu” giúp bạn đánh giá sản phẩm. Còn với doanh nghiệp, đây là bằng chứng vững chắc cho uy tín của đơn vị. 

 

Ho Lien
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments